Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Nó đóng vai trò gì trong hành trình phát triển sự nghiệp của mỗi người? Chuyện sẽ ra sao nếu một người để buông trôi theo dòng mà không có được mục tiêu nghề nghiệp cụ thể? (What)

Trong bài “Mục tiêu nghề nghiệp – Điểm thả neo trong cuộc hành trình sự nghiệp”, chúng ta đã trả lời cho các câu hỏi “What” tương tự như trên. Ở bài tiếp theo này, SiF sẽ giới thiệu với các bạn một kỹ thuật để đặt ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và khả thi với bạn.

1. SMART goals – mục tiêu thông minh – giúp bạn thế nào? 

Trong các phương pháp đặt mục tiêu như OKR, Grow Model, Six Thinking Hats, etc., thì mô hình SMART là một trong các mô hình được dùng khá phổ biến vì tính tiện lợi và khả năng ứng dụng của nó. 

Mô hình SMART cho phép bạn cụ thể hóa kỳ vọng cho từng giai đoạn, qua đó ưu tiên công việc một cách thông minh và tăng tính khả thi cho quá trình thực hiện. Bạn có thể theo dõi tiến trình và điều chỉnh chiến lược thực hiện khi cần thiết, tạo ra sự linh hoạt trong việc thích ứng với thách thức. Ngoài ra, phương pháp này cũng khuyến khích kỷ luật bản thân thông qua việc xác định rõ ràng mục tiêu và kiên trì vượt qua trở ngại để đi đến cuối đường.

2. Ứng dụng SMART goals vào mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?

“Tôi mong muốn nâng cao khả năng tiếng Anh để có được công việc trong một tập đoàn đa quốc gia sau khi ra trường” 

Đây không phải là một mục tiêu SMART bởi vì :

Để chuyển mục tiêu trên thành SMART. Bạn cần bổ sung ba điểm thiếu đã nêu. 

“Tôi sẽ dành thời gian tối thiểu 8 giờ/tuần để học tiếng Anh nhằm đạt mục tiêu đạt được điểm IELTS 6.5 (trong đó điểm nói và viết tối thiểu 6.0) trong vòng 2 năm ”

Trong trường hợp này, mục tiêu dài hạn “Làm việc trong tập đoàn đa quốc gia” cũng phải đặt theo SMART để dựa vào đó  bạn có thể cần phải đặt nhiều mục tiêu ngắn hạn cho từng giai đoạn học tập của bạn. Và mỗi mục tiêu ngắn hạn đều cần được đặt theo SMART để giúp bạn có cái nhìn tổng quan. 

Bạn có thể  ứng dụng phương pháp này để đặt mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Trong trường hợp thông tin bạn đang có chưa đủ để đảm bảo có cả 5 yếu tố của SMART, hãy cố gắng đảm bảo được các chữ S (specific), A (achievable) và T (time-based) sau đó trong quá trình thực hiện bạn sẽ thu thập thêm thông tin để bổ sung hai chữ còn lại. Hãy thực hành SMART GOALS cho những mục tiêu nhỏ nhất của bạn từ hôm nay.

Cố gắng đừng lẫn lộn giữa tầm nhìn nghề nghiệp (career vision) và mục tiêu nghề nghiệp (career goal). Với cái đầu, bạn có thể đang hình dung, mường tượng đích đến ở cuối con đường mà bạn đang đi. Vì là mường tượng và còn quá xa nên nó có thể chưa rõ ràng, chưa có hình dạng cụ thể. Thế nhưng cái thứ hai là cột mốc, là điểm thả neo cho từng chặng đường nhất định trong cuộc hành trình (Mục tiêu nghề nghiệp – Điểm thả neo trong hành trình sự nghiệp). Vì vậy, nó cần cụ thể và nằm trong tầm với của bạn.

Trên đây là một kỹ thuật để giúp bạn diễn đạt mục tiêu nghề nghiệp bằng cách thức dễ nhớ, dễ thấy, dễ thực hiện. Tuy nhiên, để xác định được chất liệu cho từng chữ S.M.A.R.T, bạn cần có sự hiểu biết chính xác về bản thân, về  thế giới nghề nghiệp, về các cơ hội và thách thức, về các biến chuyển kinh tế, xã hội đang diễn ra hàng ngày. Hãy tham khảo và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm, có thông tin. Nếu chưa tự tin, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia về định hướng và phát triển nghề nghiệp để có được sự hướng dẫn và hỗ trợ chuyên nghiệp nhất.