Giá trị nghề nghiệp là những kỳ vọng cá nhân về các đặc tính liên quan đến môi trường và vai trò công việc mà cá nhân đó coi trọng nhất để có được sự hài lòng trong công việc, phát triển trong sự nghiệp và đạt được thành công. Đặc biệt ở thế hệ Gen Z, là thế hệ trẻ nhất hiện nay và sắp trở thành lao động chủ chốt trong tương lai. Các bạn được sinh ra trong thời đại kỷ nguyên số, có khả năng sử dụng công nghệ thông minh, linh hoạt, có khả tư duy sáng tạo và đột phá cao. Bên cạnh đó, sự phát triển của đời sống vật chất và sự thay đổi liên tục của thế giới nghề nghiệp đã tạo ra nhiều sự thay đổi sâu rộng trong việc giáo dục và chuẩn bị cho gen Z gia nhập thị trường lao động . Được nuôi dạy và phát triển trong điều kiện trên, gen Z có những quan điểm giá trị nghề nghiệp rất khác biệt so với thế hệ trước bởi các bạn được tiếp cận những nguồn thông tin khác nhau trên thế giới. Điều đó cũng ảnh hưởng đến cách các bạn nhìn nhận và chuẩn bị sự nghiệp sau này của mình.
Trong khi gen X thường hướng đến những giá trị như: Sự ổn định trong công việc; sự an toàn về tài chính; môi trường làm việc thân thiện và tạo được năng suất cao sau nhiều giờ làm; có được quyền tự chủ trong công việc và xây dựng các mối quan hệ lâu dài bền vững. Thì đại đa số gen Z sẽ có những giá trị khác biệt như:
- Mong muốn tìm kiếm công việc có ý nghĩa và có tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
- Mong muốn tìm kiếm công việc có thể phát triển bản thân, giúp bản thân nâng cao kỹ năng của mình.
- Muốn tìm công việc có được tính linh hoạt để dễ dàng cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Được tiếp xúc với nền công nghệ từ nhỏ vậy nên mong muốn tìm kiếm công việc liên quan đến công nghệ và sáng tạo cũng được cho là một trong những giá trị ảnh hưởng đến các bạn
Mỗi cá nhân sẽ có những giá trị nghề nghiệp khác nhau vì họ sẽ được nuôi dưỡng và chăm sóc ở môi trường khác nhau, và mỗi một người cũng sẽ có những ưu tiên riêng cho chính mình về phong cách cũng như môi trường làm việc. Vậy làm cách nào để Gen Z có thể xác định được những giá trị nghề nghiệp của mình?
- Suy ngẫm và phân tích về trải nghiệm nghề nghiệp của bạn trong quá khứ
-
- Xem xét những kinh nghiệm bạn đã đạt được thành công. Sự hài lòng về những công việc bạn đã làm có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của mình về môi trường làm việc, phong cách làm việc và lối sống. Phân tích những trải nghiệm đó, rút ra những kết luận về những gì bạn hài lòng hoặc không hài lòng.
2. Đúc kết danh sách các giá trị nghề nghiệp cho bạn: Tổng hợp các giá trị đã đem lại cho bạn sự hài lòng trong công việc và cuộc sống, bao gồm các giá trị rút ra từ các trải nghiệm công việc trong quá khứ hoặc các giá trị bạn muốn tập trung vào trong tương lai.
3. Xác định tối đa mười giá trị quan trọng nhất đối với bạn
-
- Nếu bạn có quá nhiều giá trị muốn hướng đến, hãy thu hẹp các sự lựa chọn của mình bằng cách ưu tiên mười giá trị quan trọng nhất.
-
- Để chọn ra danh sách ưu tiên này, hãy xếp hạng những giá trị của bạn theo các mức sau:
– Cần phải có
– Có thì tốt
– Không có cũng không sao
– Không được có
Khi suy nghĩ về các lựa chọn công việc, chúng ta thường cân nhắc nhiều đến các yếu tố sở thích, khả năng, tính cánh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chính những giá trị nghề nghiệp có thể đạt được từ một công việc lại có ảnh hưởng sâu sắc đến việc chúng ta quyết định có theo đuổi công việc đó hay không.
.