Bạn đã làm bao nhiêu bài trắc nghiệm bản thân trong hình trên? 1,2 hay tất cả? Bạn làm phiên bản miễn phí hay phải trả phí cho những bài trắc nghiệm của mình? Phiên bản gốc hay phiên bản được chuyển ngữ sang Tiếng Việt?
Và quan trọng nhất là kết quả trắc nghiệm nhận được có giúp bạn nhìn rõ hơn những thắc mắc về bản thân? Về nghề nghiệp? Hay chỉ làm bức tranh càng rối thêm?
Trắc nghiệm là một công cụ giúp người thực hiện nhìn nhận, soi chiếu lại bản thân và đưa ra các đúc kết từ đó có hình dung cụ thể hơn về các loại công việc tương thích với bản thân. Do đó trắc nghiệm ngày càng được sử dụng phổ biến trong việc định hướng nghề nghiệp và được phát triển để đo lường nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên kết quả trắc nghiệm chỉ phát huy hiệu quả tối ưu khi được dùng cho đúng đối tượng, thực hiện đúng cách, và đúng thời điểm. Dưới đây là các lưu ý quan trọng để bạn có thể chọn lựa và sử dụng hiệu quả các bài trắc nghiệm hướng nghiệp.
- Những điều “cần” làm khi làm bài trắc nghiệm nghề nghiệp:
- Chọn những bài trắc nghiệm đã được chuyên viên hoặc các chuyên gia về lĩnh vực hướng nghiệp giới thiệu hoặc những bài đã được giới thiệu từ các nguồn, trang web uy tín về giáo dục hoặc về lĩnh vực định hướng nghề nghiệp.
- Làm bài trắc nghiệm khi bạn đang ở trạng thái thoải mái, tỉnh táo, có đủ thời gian, và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Một không gian yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp cho bạn dễ dàng tập trung hơn.
- Hãy cố gắng trả lời bài trắc nghiệm một cách trung thực, tự nhiên, đúng theo cảm nhận về bản thân. Cố gắng không trả lời bài trắc nghiệm theo những gì bạn nghĩ là đúng, hay những gì bạn mong muốn, hay những gì bạn cho rằng người khác sẽ thích.
- Sau khi đã có kết quả hãy chia sẻ lại với những người thân quen như ba mẹ, thầy cô, bạn bè,… Hoặc có thể nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên về định hướng nghề nghiệp để hỗ trợ bạn diễn giả kết quả của các bài trắc nghiệm, khám phá lựa chọn nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch phát triển nghề dựa trên những thông tin bạn đã thu thập từ các bài trắc nghiệm
2. Những điều “không nên” làm khi làm bài trắc nghiệm hướng nghiệp:
- Không nên coi các bài trắc nghiệm là một bài kiểm tra, hay một bài đánh giá. Bài trắc nghiệm nghề nghiệp không có đáp án đúng hay sai, chỉ có những kết quả khác nhau tùy thuộc vào những câu trả lời của bạn. Các bài trắc nghiệm không nhằm mục đích xếp hạng, so sánh, hay phán xét bạn, mà chỉ có mục đích giúp bạn hiểu bản thân hơn.
- Không nên phụ thuộc quá nhiều vào kết quả của bài trắc nghiệm. Bản thân những bài trắc nghiệm chỉ là một công cụ tham khảo, không phải là một công cụ quyết định. Bạn không nên phụ thuộc quá vào kết quả. Hãy coi đó là một gợi ý, một khuyến nghị, hay một lời khuyên, cố gắng kết hợp kết quả của bài trắc nghiệm với những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, và cảm xúc khác của bản thân để đưa ra những quyết định tốt nhất cho mình.
- Không nên làm bài trắc nghiệm chỉ một lần duy nhất: Kết quả các bài trắc nghiệm nghề nghiệp mang lại không mang tính chất “suốt đời”, nó có thể thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh, môi trường sống và tâm trạng khác nhau. Để có được những góc nhìn, những chiều sâu và những phân tích khác nhau về bản thân bạn hãy cố gắng làm các bài trắc nghiệm ở những mốc thời gian và thời điểm khác nhau. So sánh và tổng hợp những kết quả trắc nghiệm để có được một cái nhìn toàn diện và khách quan nhất về bản thân.
Bài trắc nghiệm nghề nghiệp là một công cụ hữu ích để giúp bạn khám phá những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, kỹ năng, giá trị sống, và tính cách của bản thân. Tuy nhiên, trước khi làm bạn cần có cái nhìn tổng quan về các đặc điểm trên của mình và sử dụng các bài trắc nghiệm như là một công cụ kiểm chứng lại và giúp bạn khám phá thêm về bản thân, và từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với chính mình và hoàn cảnh của mình.
Nhìn chung, việc làm các bài trắc nghiệm nghề nghiệp là một phần quan trọng trong thế giới nghề nghiệp hiện nay, nó đã trở thành một công cụ quan trọng giúp cho cá nhân tìm hiểu về bản thân và lựa chọn con đường sự nghiệp. Khi thực hiện các bài trắc nghiệm một cách đúng đắn sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân và lựa chọn nghề một cách phù hợp nhất.