Chọn sai ngành, vấn đề nan giải của nhiều sinh viên Đại Học:

Vấn đề lựa chọn ngành học không phù hợp đang trở thành một bài toán khó giải cho nhiều sinh viên Đại học. Báo Tuổi Trẻ đã đưa tin vào ngày 23 tháng 5 về tình trạng đáng lo ngại: một số sinh viên tại các trường đại học đã phải dừng việc học hoặc nhận cảnh báo học vụ lên đến ba lần do không tích lũy được tín chỉ nào, tức là họ đã không tham gia học tập sau khi được nhận vào trường. PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong một buổi tư vấn hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17 tháng 3, cũng bày tỏ rằng: “Mỗi năm có khoảng 600.000 thí sinh đỗ đại học, nhưng chỉ có 80% trong số đó thực sự bắt đầu học. Điều này có nghĩa là có tới 20% thí sinh quyết định không theo học sau khi trúng tuyển, và có khoảng 5-7% sinh viên lựa chọn đăng ký xét tuyển lại vào năm tiếp theo.” 

 

Nguyên nhân do đâu?

Việc sinh viên không nhập học, hoặc học kém trong quá trình học có rất nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân do việc chọn sai ngành, học theo trào lưu, theo bạn bè dẫn đến chán không muốn học chiếm phần trăm cao nhất. 

“Trước năm 2015, học sinh chỉ được chọn một nguyện vọng vào một ngành và một trường đại học. Từ năm 2015, các em có 4 nguyện vọng vào một trường, từ năm 2016 có 4 nguyện vọng vào 2 trường. Năm 2017, các em được đăng ký xét tuyển không hạn chế số nguyện vọng.  Mặc dù cơ hội được mở rộng nhưng đứng trước nhiều lựa chọn các em lại băn khoăn làm thế nào để chọn nguyện vọng phù hợp nhất với khả năng, phù hợp với yêu cầu thị trường lao động và cơ cơ hội việc làm ở tương lai?
Bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội đôi khi làm cho học sinh và phụ huynh bối rối” – ông Sơn chia sẻ.

Xem thêm tại: Link

Làm thế nào để có hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn ngành học?

Trước khi chọn một ngành học bạn cần phải biết được mình mong muốn có một công việc như thế nào? Muốn trở thành ai trong tương lai? Điều này sẽ là nền tảng vững chắc để định hình sự lựa chọn của bạn. (Ở số trước SiF cũng đã chia sẻ về câu hỏi này, bạn xem thêm tại: Link

Sau khi đã có đầy đủ thông tin về công việc mình mong muốn, bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu ngành phù hợp để làm công việc/nhóm công việc này. Bạn có thể:

    • Tìm hiểu thông tin về ngành học: Trong Bản mô tả công việc của các công ty thường yêu cầu ngành học hoặc chuyên môn cho vị trí đó, dựa vào đó bạn có thể biết thông tin về ngành học.
    • Nghiên cứu chương trình đào tạo: Bạn cần tìm hiểu kỹ các môn học và hướng đào tạo chuyên ngành để đầu ra có thể làm được công việc bạn muốn. Ví dụ: Học chuyên ngành điện có trường định hướng điện truyền tải, cũng có trường định hướng điện tử và bán dẫn do đó tên ngành có thể chưa đủ để khẳng định sự phù hợp với nghề.
    • Tham gia sự kiện tuyển sinh: Bạn có thể tham dự các ngày hội tuyển sinh để trực tiếp gặp thầy cô của các trường để hỏi thông tin liên quan. Điều đó sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành học.
    • Tham gia diễn đàn trực tuyến: Bạn có thể tham gia các nhóm, diễn đàn trực tuyến gặp gỡ các sinh viên hoặc người đi từ ngành học bạn quan tâm để tìm hiểu thông tin để hiểu rõ hơn về nghề nghiệp và ngành học.

Việc lựa chọn ngành học phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến quá trình học tập tại trường đại học mà còn quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp tương lai. Do đó, việc tìm hiểu kỹ lưỡng và đưa ra quyết định thấu đáo là hết sức quan trọng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã cân nhắc mọi khía cạnh và lựa chọn ngành học phản ánh đúng đắn với đam mê và mục tiêu nghề nghiệp của mình.