“Bạn có bao giờ cảm thấy lạc lõng khi con bạn, người mà bạn đã từng bồng bế trên tay, giờ đứng trước bạn tự tin nói về những ước mơ và kế hoạch của riêng mình (mà hình như bạn cảm giác chưa ổn lắm)? Đó là cảm giác vừa hạnh phúc, vừa lo lắng mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng từng trải qua. Liệu mình có nên để con tự do lựa chọn hay cần can thiệp? Đây là câu hỏi mà nhiều cha mẹ luôn trăn trở.”
Trong thời đại số, với vô vàn cơ hội nghề nghiệp mới mẻ, việc định hướng tương lai cho con cái trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Nhiều phụ huynh, dù muốn dù không, đều cảm thấy mình như đứng trước một ngã ba đường. Dưới đây là một số lựa chọn phổ biến của phụ huynh:
- Thay con quyết định: một số phụ huynh quan niệm rằng mình có kiến thức, kinh nghiệm hơn con và hiểu rõ về con nên chọn cách đưa ra quyết định thay con. Họ tự tìm hiểu trường lớp, bạn bè, định hướng tương lai, nơi làm việc, rồi chọn ra điều tốt nhất và bảo con nên theo như vậy. Tuy nhiên, cách này có thể làm con mất đi khả năng tự tìm kiếm thông tin, ra quyết định, chịu trách nhiệm và xử lý vấn đề độc lập
- Buông cho con tự quyết định: cũng có nhiều cha mẹ “buông” cho con toàn quyền quyết định mọi con đường mà con muốn đi vì tin rằng con sẽ tự chịu trách nhiệm hoặc con tự biết cái nào là phù hợp nhất cho mình. Cách tiếp cận này cho con quyền tự quyết nhưng có thể khiến con thiếu sự định hướng, đưa ra các quyết định thiếu thông tin, không phù hợp với điểm mạnh và bối cảnh gia đình, ảnh hưởng đến con đường phát triển sau này của con.
Vậy đâu là cách làm đúng đắn?
Thực tế, việc “buông tay” hay “nắm tay quá chặt” đều không phải là giải pháp tối ưu. Trên thực tế, đa số phụ huynh đều muốn đồng hành cùng con nhưng lại gặp phải những khó khăn phổ biến sau đây:
- Thiếu thông tin và thông tin đáng tin cậy: Các dịch vụ hỗ trợ phát triển trẻ em và thanh thiếu niên chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, đặc biệt là vùng quê. Phụ huynh thiếu thông tin cập nhật và có thể tiếp cận nguồn tin không kiểm chứng, dẫn đến hiểu lầm và không đầy đủ
2. Thiếu nguồn thông tin đáng tin cậy dẫn đến các suy nghĩ sai lệch :
Các dịch vụ hỗ trợ phát triển trẻ em, thanh thiếu niên và định hướng nghề nghiệp chưa được phát triển mạnh, đặc biệt là các vùng quê xa xôi. Do đó phụ huynh thiếu thông tin cập nhật hoặc có thể tiếp cận các nguồn tin khó kiểm chứng trên các trang mạng xã hội khiến phụ huynh không biết cách hoặc có những suy nghĩ, đánh giá sai lệch về
3. Muốn hiểu về con mà không biết cách hoặc không có điều kiện:
Đây là trường hợp phụ huynh có nhu cầu hiểu về con nhưng chưa biết cách, không được sự hướng dẫn, thậm chí thiếu thông tin về các dịch vụ trợ giúp. Nếu có các dịch vụ có trả phí cũng chỉ có một số ít gia đình có điều kiện có thể tiếp cận.
4. Áp đặt mong muốn của mình lên con, hy vọng con có được những năng lực như mình kỳ vọng:
Là hình ảnh điển hình của phụ huynh ở cách tiếp cận số một có đề cập ở phần đầu. Cha mẹ tin rằng “con tôi sinh ra tôi hiểu” rồi áp đặt lên con những mong muốn kỳ vọng của mình dựa trên quan sát hoặc những mong cầu chưa đạt được của bản thân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc áp đặt này diễn ra vô thức và cha me thật sự tin rằng đó là kỳ vọng của con.
5. Không có thời gian dành cho con:
Một trong các nhức nhối của đời sống hiện tại là phụ huynh ít dành thời gian bên con, quan sát con, chơi với con. Vì vậy ít có dữ liệu về điểm mạnh, tố chất riêng của con, để kịp thời điều chỉnh hoặc thúc đẩy con. Ngược lại hầu hết trẻ em cũng không có nhiều thời gian để ở gần cha mẹ mà chủ yếu ở các lớp học, sau giờ học là học thêm và các hoạt động khác.
6. Không giao tiếp được với con:
Khoảng cách thế hệ, sự khác biệt về góc nhìn, về cách thức giao tiếp và nhu cầu cảm xúc khiến cho phụ huynh thấy rất khó khăn để trở thành bạn của con, lắng nghe chia sẻ và tạo mối liên kết chặt chẽ với con. Trong thời đại số, trẻ tiếp cận với công nghệ nhiều, mức độ thu nhận thông tin rất lớn, tri thức có sự phát triển nhanh hơn thế hệ trước những kỹ năng cảm xúc xã hội có thể chưa theo kịp, vì vậy cha mẹ sẽ có thể cảm thấy con “cãi” cha mẹ khi trẻ trình bày ý kiến chưa đúng cách, gây ra những căng thẳng trong mối quan hệ gia đình.
7. Không cập nhật thông tin về thế giới nghề nghiệp:
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ, của các xu hướng như toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, kinh tế xanh, … đang tạo nên sự thay đổi gần như toàn diện của thế giới nghề nghiệp. Hàng triệu công việc, hàng ngàn nghề đang mất đi hoặc nảy sinh trong thời gian ngắn làm phụ huynh không thế bắt kịp xu thế. Trong khi đó, trẻ em với lợi thế sử dụng công nghệ có thể đưa ra nhiều lựa chọn mà phụ huynh không biết đến.
Trong thời đại số, việc hiểu và đồng hành cùng con trên con đường khám phá bản thân và định hướng tương lai là một hành trình đầy thử thách và tốn nhiều công sức nhưng cũng rất đáng giá. SiF tin rằng nhận thức ra được bản thân đang gặp trở ngại nào để lưu tâm và tìm kiếm giải pháp, sự hỗ trợ hiệu quả là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Tại SiF, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng phụ huynh để tạo ra môi trường tốt nhất cho con khám phá và phát triển bản thân.