Bạn đã nhắm đến một công việc nào đó nhưng chưa tự tin mình phù hợp với công việc này?
Bạn đã tìm kiếm các thông tin qua những nguồn khác nhau trên internet hoặc hỏi han người quen nhưng vẫn cảm thấy bức tranh về công việc đó hình như vẫn còn thiếu nhiều chi tiết?
Hãy làm thêm bước này – Phỏng vấn người trong ngành để lấy thông tin (informational Interview)
Các buổi phỏng vấn lấy thông tin này giúp bạn vẽ thêm những mảng chi tiết và chân thực cho bức tranh công việc mà bạn đang tìm hiểu, qua đó bạn có cái nhìn thấu đáo hơn.
Bước 1: Tìm kiếm người thích hợp để phỏng vấn
Để tìm được người phỏng vấn phù hợp, bạn cần xác định rõ ngành nghề mình quan tâm và đang muốn hướng đến. Các bạn có thể tìm kiếm:
-
- Những người đang làm ở trong lĩnh vực đó (ở vị trí cao hơn một hoặc hai bậc so với vị trí bạn hướng tới.)
- Những người làm công tác nhân sự trong lĩnh vực đó
- Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia những buổi hội thảo, những buổi sự kiện về chuyên ngành, đây chính là cơ hội tốt để bạn có thể gặp gỡ và kết nối được nhiều hơn.
- Liên hệ với những cựu học sinh của trường thông qua các buổi giao lưu mà trường tổ chức.
Lưu ý: Hãy ưu tiên những người mà bạn có khả năng dễ tiếp cận nhất.
Bước 2: Chuẩn bị câu hỏi
-
- Xác định mục tiêu của cuộc phỏng vấn. Bạn muốn tìm hiểu điều gì? Bạn mong đợi kết quả nào?
- Nghiên cứu về lĩnh vực hoặc công ty mà họ đang làm việc là nền tảng giúp bạn đặt ra các câu hỏi thông minh. Bạn sẽ phát hiện lĩnh vực phù hợp với kỹ năng, tố chất, tiêu chí và mục tiêu của bạn.
- Chuẩn bị danh sách câu hỏi để khai thác được thông tin mà bạn muốn tìm hiểu: Công việc thường ngày anh/ chị thường làm là gì?
- Trong việc đó, anh/ chị thích hoặc không thích phần việc nào?
- Những kỹ cần thiết để hoàn thành tốt công việc này?
- Em cần phải học ngành gì nếu như em muốn làm công việc giống anh/ chị?
- Anh/ chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?
- …….
Bước 3: Thể hiện sự tò mò và lắng nghe
Việc bạn thể hiện sự quan tâm và đưa ra các câu hỏi sẽ giúp bạn tránh hiểu sai những lời khuyên và thông tin được chia sẻ bởi người được phỏng vấn. Dưới đây là một số tips để bạn dễ dàng có được cái nhìn thiện cảm từ người được phỏng vấn:
-
- Giao tiếp hiệu quả: Lắng nghe và cố gắng phản hồi để tạo ra một cuộc trò chuyện hai chiều. Đặt câu hỏi mở để người phỏng vấn chia sẻ thông tin sâu hơn.
- Thể hiện sự tôn trọng: Tôn trọng thời gian và ý kiến của người phỏng vấn. Đến đúng giờ và thể hiện sự quan tâm đến những gì họ nói.
- Phản Hồi và Cải Thiện: Sau mỗi cuộc phỏng vấn, tự đánh giá và xem xét những gì bạn có thể làm tốt hơn trong tương lai.
Bước 4: Ghi chép và tổng kết kết quả
-
- Ghi chép cẩn thận: Ghi lại những điểm quan trọng và thông tin mới mà bạn thu được trong quá trình phỏng vấn. Việc ghi chép sẽ giúp bạn ghi nhớ những thông tin giá trị trong một cuộc nói chuyện có nhịp độ nhanh và có thể kéo dài. Từ đó, bạn có thể sắp xếp những thông tin cần thiết, việc suy nghĩ, quan sát một cách khoa học giúp hình thành các câu hỏi trọng tâm tiếp theo và tổng kết kết quả để xác định lĩnh vực phù hợp.
Phỏng vấn lấy thông tin không chỉ là công cụ để bạn hoàn thiện nên bức vẽ cho công việc mà bạn đang tìm hiểu, mà nó còn là cơ hội để bạn rèn luyện kỹ năng mềm và xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó bạn cũng nên kết hợp với việc tìm kiếm thông tin từ các kênh thông tin chính thống về nghề nghiệp hoặc tham gia trải nghiệm thực tế từ các khóa học, thực tập hoặc tình nguyện,… để góc nhìn về công việc cụ thể hơn.